Khoá Chữa Lành thông qua học tập và thực hành 9 tháng
Khoá Chữa Lành thông qua học tập và thực hành 9 tháng.
Quy tri học về chữa lành
Lý thuyết của đại đạo từ hư vô tạo ra sự sống
Khái quát lý luận chữa lành từ Vô Cực Thần Khí.
Khái quát về vô cực sinh thái cực
Thái cực sinh ra lưỡng nghi -> tượng -> quái -> lục thập tứ quái
Vô cực -> nhị khí -> Can chi -> Lục thập hoa giáp
Vô cực -> Nhị khí -> Tứ tượng -> Sinh ngũ hành -> vạn vật
Vô cực -> nhị khí -> kim tự -> hoàng đạo
Vô cực -> nhị khí -> tứ tượng -> bát quái -> cửu tinh
Vô cực vận khí hà đồ -> thái cực vận khí lạc thư
Vô cực -> nhị khí -> phong – thuỷ – địa – lý -> vạn vật
Lý thuyết về hoạt động của luân xa.
Lý thuyết về thiền định.
Lý thuyết về vận khí đan điền -> tinh khí thần.
Khái quát lý luận chữa lành theo Vô Cực Thần Khí.
Giải thích các thuật ngữ
Vô cực chỉ đến cái hư vô trong đại đạo -> kinh dịch
Thần khí là linh khí của con người -> chính là linh hồn, là phật tánh. Nó cư trú trong thiên tâm giữa hai chân mày.
Chữa lành:
Đề cập đến việc một người có bản tâm bị tổn thương cần được điều trị. Theo lý này, không có phương pháp nào hiệu quả hơn pháp của Phật. Bản thân tôi có khả năng kết hợp giữa Vô Cực Cần Khí và Phật Pháp, vì vậy tôi đã tổng hợp lại để mang đến phương pháp hữu ích trong thời đại hiện nay.
Vô cực sinh thái cực -> thái cực sinh ra lưỡng nghi -> Lưỡng nghi là hai khí Âm Dương, gọi là âm dương nhị khí. Chúng ta được sinh ra và hoạt động dựa vào hai khí này. Không chỉ bản thân mà cả đại đạo cũng vận hành theo cách này.
Cả thân và tâm của chúng ta đều được cấu thành từ bản thể của Âm – Dương nhị khí như Can – Chi. Do đó, mọi tổn thương mà chúng ta phải chịu đựng đều xuất phát từ sự mất cân bằng của hai khí này. Đây là quy nạp trong tổng luận của Đại Đạo Vô Cực Thần Khí.
Ví dụ:
Một người phụ nữ thất tình sẽ trải qua nỗi đau và cần được chữa lành những tổn thương về mặt tình cảm đó.
Lý thuyết về bệnh tật liên quan đến việc kết nối với một cực dương, đó là người bạn trai. Khi đó, toàn bộ năng lượng từ cực dương của người nữ sẽ được truyền vào người nam để hấp thụ. Tôi dùng từ “truyền” ở đây để chỉ sự tiếp xúc vật lý.
Khi người nam rời xa người nữ, phần năng lượng dương của người nữ sẽ bị mất đi đột ngột, dẫn đến sự mất cân bằng nghiêm trọng về mặt thể chất và tinh thần của cô ấy.
Chẩn đoán:
Giải pháp:
Liệu trình:
Các phương pháp hỗ trợ từ bên ngoài như: vật phẩm, cải thiện Âm Dương Nhị Khí trong không gian sống… và nhiều thứ khác.
Tổng kết: Bản chất của các giải pháp, liệu pháp, phương pháp đều nhằm mục đích cung cấp năng lượng cho cơ thể của gia chủ để giúp cơ thể tự cân bằng.
– Cốt lõi của năng lượng tự cân bằng nằm ở trung cung: Cụm Luân Xa 123 – Đan Điền.
– Chính vì muốn phát triển năng lượng tự cân bằng của cơ thể, chúng ta cần tập trung vào việc phát triển trung cung -> Việc thở bụng là rất cần thiết.
1. Trước tiên, cần ổn định tinh thần cho gia chủ. Khi gia chủ định thần thì sẽ thu hút khí, từ đó cơ thể họ phần nào tự cân bằng.
2. Các liệu pháp và phương pháp cần thiết để ổn định khí về mặt tâm lý.
3. Tập thể dục để điều hòa luân xa 1 -> 2 -> 3. Ba luân xa này giúp chúng ta cân bằng cảm xúc liên quan đến tham sân si của cái tôi, ái dục và thù hận… Trong quá trình tập cần giữ nhịp độ và thở bụng. Đồng thời, cần thực hành thiền song song để hỗ trợ cho việc thiền sau này khi ngồi thiền (tọa).
– Thiền có thể thực hiện qua các hình thức như thiền hành, đứng, nằm, ngồi. Ngồi là hình thức quan trọng nhất. Nằm giúp đưa vào giấc ngủ an lành.
– Sau khi ổn định được ba luân xa 1-2-3, việc ngồi thiền sẽ tự động phát triển luân xa 4, là luân xa trung tâm của thần khí.
– Ba luân xa thấp 1-2-3 là trở ngại đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình chữa lành. Đây là nguồn gốc của dục vọng và sân hận. Nếu ba luân xa này không được thông suốt, thì con người chỉ mãi ôm giữ những cảm xúc tiêu cực đó cho đến khi cả thân và tâm đều suy tàn.
– Khi ba luân xa này được an định, tinh thần của gia chủ sẽ trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều -> suy nghĩ sẽ tích cực và phóng khoáng hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để an định tâm trí khi tham gia thiền định.
– Sau khi khí được an định ở ba luân xa 1, 2, 3, ta có thể bắt đầu tham thiền để an định luân xa thứ 4 -> kết hợp với việc quán tưởng để tĩnh tâm.
Ba luân xa này liên quan đến bản ngã – luân xa thứ 4 là trung tâm – còn luân xa 5, 6, 7 thuộc về thần.
Khi phát triển được luân xa thứ 4, mọi vấn đề sẽ trở nên đơn giản hơn.
Bệnh cần chữa trị
I – Cấu trúc chữa trị cần phải có quy tắc rõ ràng
- Không gian, thời gian, vị trí và phương pháp
– Không gian cần chuẩn xác theo tiêu chuẩn của đại đạo.
– Thời gian cũng cần phải đúng và phù hợp với nguyên tắc của đại đạo.
– Phương pháp phải chuẩn xác và phù hợp với đại đạo.
Cần phải có đủ ba yếu tố này thì tâm thức và tinh thần của chủ thể mới có thể hồi phục.
II – Vị trí trên cơ thể cần được chữa trị hoặc bảo vệ trong quá trình điều trị.
– Luân xa 1 + dưỡng tinh sinh thần (trong hệ thống 7 luân xa).
– Bụng -> quán sát bụng -> Ăn uống điều độ -> Thở bằng bụng để hấp thu khí.
– Khẩu -> Miệng, cần giảm nói để hạn chế nghiệp lực từ lời nói.
III – Sau khi đã hoàn thành đủ 6 mục nhỏ trong 2 mục lớn, ta tiến tới mục thứ 3
– Đưa vào trạng thái an trú trong thiền.
Cần phải định nghĩa và quán tưởng rằng thiền là một cõi giới thực sự. Khi an trú trong thiền, ta sẽ thu hồi lại mọi năng lượng đã mất của tâm và thân. Từ đó, thân tâm sẽ hồi phục và được chữa lành.
0 comments